dangtruong.bikenvn@gmail.com 0965839836

Hotline

0965839836
Danh mục sản phẩm
MENU

Thi Công Cọc Khoan Nhồi, Cọc Ly Tâm

Công ty TNHH Biken Việt Nam chuyên sản xuất và thi công cọc ly tâm, ép cọc vuông, Thi Công Cọc Khoan Nhồi (Khoan Nhồi Cọc), bê tông tươi và các sản phẩm cấu kiện đúc sẵn từ bê tông. 

Chúng tôi là nhà thầu chuyên nghiệp đến từ Nhật Bản chuyên cung cấp và thi công trọn gói cho các dự án ép cọc nhà dân, thi công cọc khoan nhồi, thi công cọc cho các dự án nhà máy tại những khu công nghiệp toàn Miền Bắc

Nhà máy được đặt tại Hưng Yên phạm vi thi công cho các công trình toàn Miền Bắc 

Chúng tôi luôn cam kết về chất lượng và uy tín cao cho mỗi công trình. Luôn làm hài lòng, yên tâm cho  chủ đầu từ.

 

1 - THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI (KHOAN NHỒI CỌC)

 

Cọc khoan nhồi là một loại bê tông cốt thép được đổ tại chỗ trong các lỗ trên đất. Để tao ra các lỗ khoan người ta có thể áp dụng các phương pháp đào công hoặc hiện đại hơn là sử dụng các máy khoan, thiết bị để đào lỗ.

Đặc điểm nổi bật loại cọc khoan nhồi là có độ sâu lớn, đường kính các có có kích thước từ nhỏ đến lớn, đường kính trung bình từ 60-300cm, tùy thuộc công trình. Trong đó những loại cọc có đường kính nhỏ <80cm thì được xem là cọc nhỏ. Ngược lại, cọc có đường kính >80cm thì được xem là cọc loại lớn.

Trong khoảng 10 năm gần đây phương pháp này được ứng dụng rộng rãi tại các công trình xây dựng. Với sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị hiện đại nên việc thi công cọc khoan nhồi ở nhiều độ sâu với các đường kinh khác nhau đã trở nên dễ dàng hơn.

Hiện phương pháp này là một trong những giải thi công móng cọc hiệu quả, khắc phục điểm yếu của các phương pháp khác về độ chịu tải, độ an toàn,… Loại cọc này giúp gia cố và giữ ổn định cho công trình, đặc biệt là các công trình cao tầng rất tốt.

Cọc khoan nhồi

Khoan cọc nhồi 

1.1. CỌC KHOAN NHỒI ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? 

 

Cấu tạo của cọc khoan này nổi bật các đặc điểm chắc chắn, có tính ứng dụng cao. Các bộ phận của cọc bao gồm:

Cọc khoan nhồi

Khoan cọc nhồi 

1.2. CỐT THÉP DỌC 

 

Tùy vào yêu cầu và tính toán của bên thiết kế mà đường kính và số lượng cốt thép dọc sẽ được bố trí sao cho phù hợp. Trong đó đường kính tối thiểu là d12, hàm lượng dao động của cọc chịu nén cốt thép dọc là khoảng 0.2 – 0.4%.  Hàm lượng thép có trong cọc chịu uốn, chịu kéo, chịu nhổ là khoảng 0.4 – 0.65%.

Giữa các cọc thép dọc, khoảng cách nhỏ nhất là 10cm. Nếu cọc khoan nhồi chịu nén đúng tâm thì chỉ cần bố trí cốt thép đến 1/3 chiều dài ở phía đầu cọc. Thông thường khi xây dựng, các kỹ sư sẽ bố trí 100% thép ở đầu cọc và giảm dần số lượng ở phía chân cọc để đảm bảo độ bền cho công trình. Lưu ý cần bổ trí đồng đều thép trong các loại cọc chịu uốn, chịu kéo và chịu nhổ trên toàn bộ chiều dài cọc.

Cốt thép dọc cọc khoan nhồi

1.3. CỐT THÉP ĐAI

 

Về cơ bản đường kính của cốt thép gai sẽ dao động trong khoảng  d6-d12 với khoảng cách nhỏ nhất là 200 – 300mm. Tuy nhiên, đường kính và khoảng cách cọc có thể được thiết kế linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của thiết kế.

Thép đai cọc khoan nhồi

Cốt thép đai cọc khoan nhồi

1.4. THÉP ĐAI TĂNG CƯỜNG CHO CỌC KHOAN NHỒI

 

Thép đai này có đường kính dao động từ d8-d20, được bố trí trong lòng thép để đảm bảo sự chắc chắn và ổn định trong quá trình thi công. Các bố trí thép đai này sẽ là cứ mỗi đoạn sẽ được lắp đặt cách nhau 2m.

Thép đai tăng cường cho cọc khoan nhồi

Thép đai tăng cường cho cọc khoan nhồi

1.5. CON KÊ BẢO VỆ CỐT THÉP

 

Con kê được sử dụng để tạo ra lớp bảo vệ cốt thép bền bỉ. Tại các cọc khoan nhồi với lớp bê tông bảo vệ có độ dày từ 5 – 7cm, người ta sử dụng con kê bằng xi măng có lỗ hình tròn ở giữa và luồn vào trong quá trình lắp đặt thép gai.

1.6. ỐNG THĂM DÒ

 

Tùy vào tiết diện của cọc khoan mà sẽ có số lượng ống thăm dò khác nhau. Nếu đường kính cọc <1m thì sẽ dùng đến 3 ống thăm dò, cọc có đường kính là 1-1.3m sẽ dùng 4 ống, đường kính cọc lớn hơn 1.3m sẽ cần đến 5 ống trở lên.

Thông thường, ống thăm dò sẽ được làm bằng thép hoặc nhựa. Tuy nhiên, ống thăm dò bằng thép sẽ được cần được dùng cho các cọc khoan nhồi có đường kính > 1.5m hoặc chiều dài lớn hơn 25m để đảm bảo chắc chắn. Ống dò sẽ được hàn trực tiếp vào vành đai thép hoặc sử dụng thanh thép hàn kẹp lên vành đai. Đối với ống thăm dò có đường kính 114m, chân lồng thép phải đặt thấp hơn 1m sao cho đảm bảo không trùng với vị trí cốt thép chủ.

2- MỘT SỐ LOẠI CỌC KHOAN NHỒI PHỔ BIẾN HIỆN NAY

 

Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các phương pháp cọc khoan cũng được sản xuất với nhiều loại để đáp ứng nhiều công trình khác nhau. Một số loại cọc khoan  có thể kể đến như:

  • Cọc khoan thường: gồm các lỗ cọc được tạo ra bằng phương pháp khoan rửa ngược, khoan gầu.
  • Cọc khoan nhồi mở rộng đáy: Thông thường, cọc khoan này sẽ có đường kính đáy lớn hơn thân cọc. Khả năng chịu tải trọng của cọc lớn hơn 5÷10% so với các loại cọc khoan thông thường.
  • Cọc barrette: Thường được thiết kế với các tiết diện hình chữ nhật, hình chữ thập, chữ H, chữ I… Để tạo lỗ cho loại cọc này người ta dùng gầu khoan, sức chịu tải trọng tăng lên 30% do tăng sức mang tải bên.
  • Cọc khoan này có cói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy: Là loại móng cọc hiện đại nhất hiện nay, loại cọc này có sức chịu tải tăng lên đến 200 ÷ 300%, có thể sử dụng tối đa độ bền của bê tông cọc.

Cọc khoan nhồi

 Phương pháp phổ biến cọc khoan nhồi

3- ÉP CỌC LY TÂM BẰNG ROBOT 

 Ép cọc bằng robot là phương pháp sử dụng máy robot để thi công ép cọc bê tông. Đây là phương pháp mới nhất hiện nay được vận dụng trong các công trình xây dựng có quy mô lớn đòi hỏi lực ép có tải trọng cao. Ép cọc bê tông bằng robot sẽ chịu được tải trọng lớn từ 80 – 1000 tấn. Khi sử dụng máy robot tự động ép cọc sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức. Việc thi công móng sẽ được nhanh chóng và chính xác hơn. 

Ép cọc bằng Robot

Thi công ép cọc D300 bằng Robot

 - Ưu điểm của ép cọc bê tông bằng robot 

Ép cọc bê tông bằng robot được xem là một trong những phương pháp ép cọc bê tông tiên tiến nhất hiện nay và mang nhiều ưu điểm như: 

Thứ nhất là không gây ảnh hưởng đến các công trình bên cạnh. Khi lực ép được tác động đều, êm ái không gây tiếng ồn. 

Thứ hai là tiết kiệm được thời gian và công sức khi mọi việc đều được lập trình sẵn trên máy một cách chính xác nhất. Và dễ dàng kiểm tra được chất lượng ép cọc của công trình, có thể kiểm tra được theo từng đoạn cọc ép nhanh chóng. Xác định được giới hạn chịu lực của móng một cách cụ thể. 

Thí nghiệm nén tĩnh cọc bê tông bằng Robot

Thứ ba là ép cọc bằng robot có chất lượng vượt trội do áp dụng máy có công suất lớn và ép cọc giúp cho cọc vững chắc, ổn định và bền lâu. 

Thứ tư là ép cọc bằng robot giúp tăng cường năng suất lao động đẩy nhanh tiến độ thi công nhanh gấp 2-3 lần so với máy ép tải thông thường. Với các công trình có diện tích dưới 3000m2 thì chỉ cần thi công trong 5 – 7 ngày là hoàn thành. Với các công trình có diện tích trên 10.000 m2 thì cần khoảng 20 ngày đến 1 tháng để thi công.  

- Nhược điểm của ép cọc bê tông bằng robot

Bên cạnh những ưu điểm trên đây thì ép cọc bê tông bằng robot cũng có những nhược điểm khó khắc phục như: 

  • Máy móc cồng kềnh, vật tư lên tới hàng trăm tấn nên không thể thi công được ở những nơi có địa thế chật hẹp như nhà trong ngõ, nhà liền kề…

  • Chi phí ép cọc bê tông bằng robot cũng cao hơn so với các phương pháp truyền thống do sử dụng toàn bộ là máy móc trong quá trình thi công. 

Những ưu điểm này khá là nhỏ so với các lợi ích to lớn mà phương pháp này mang lại. Do đó, các bạn nên cân nhắc sử dụng ép cọc bằng robot cho công trình của mình

Ép cọc bằng Robot cần mặt bằng rộng 

 3.2. QUY TRÌNH ÉP CỌC BẰNG ROBOT

Bước 1: Chuẩn bị 

Trước khi bắt đầu ép cọc bê tông bằng robot, đơn vị thi công cần phải chuẩn bị đầy đủ vật tư, nguyên vật liệu, nhân công và máy móc…Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt nhất phục vụ cho quá trình ép cọc được thuận lợi. 

Cọc bê tông cần được sử dụng để vận chuyển đến công trình, tập kết máy móc, kiểm tra cọc và kiểm tra máy móc vận hành xem có sự cố gì không. 

Bước 2: Cẩu cọc đến vị trí tập kết để đưa vào máy ép

Máy ép cọc robot là máy ép sử dụng robot thủy lực. Nên cọc chỉ cần đưa lên dàn robot và tự thiết bị này sẽ di chuyển cọc để ép trên móng. Bước này cần được thực hiện đồng bộ để cho quá trình ép cọc không bị gián đoạn. 

Bước 3: Tiến hành điều chỉnh vị trí mũi cọc 

Robot ép thủy lực sẽ tự động điều chỉnh vị trí mũi cọc bê tông vào đúng tim cọc đã xác định từ trước. Sau đó mới tiến hành chỉnh cọc theo hướng thẳng đứng xuống nền cọc đã được xử lý. 

Bước 4: Khởi động máy ép thủy lực và bắt đầu ép cọc 

Cọc sẽ được ép liên tục cho đến khi hết đoạn cọc mũi đầu tiên. Tùy từng công trình, nếu như công trình nào cần nối cọc thì sau khi ép hết đoạn cọc đầu tiên sẽ tiếp tục ép đến đoạn cọc thứ 2. Chỉnh cho 2 đầu cọc khớp vào nhau và tiến hành hàn nối theo thiết kế. Tiếp tục ép cho đến khi đạt độ sâu và lực ép theo đúng thiết kế.

Quy trình ép cọc robot được vận hành tuần tự theo các bước trên đây cho đến khi hoàn thành móng cho công trình 

Trên đây, chúng tôi đã giải thích cho các bạn ép cọc bằng robot là gì? Ưu nhược điểm của ép cọc robot ra sao? 

------------------------------------------------------

Mọi thông tin xin liên hệ với chúng tôi: 

Hotline: 0965 839 836

Email:  dangtruong.bikenvn@gmail.com


Khách hàng đánh giá
Bê tông tươi Biken chất lượng tốt, tôi đã lựa chọn bê tông tươi Biken cho công trình của mình. Tin tưởng bê tông tươi của nhật, chất lượng và cung cấp rất đúng giờ đủ về khối lượng.
Hưng

Hưng

Yên Mỹ - Hưng Yên
Sản phẩm của Biken chất lượng rất tốt, đặc biệt cống bê tông và bó vỉa chất lượng cao, bề mặt nhẵn bóng, không có bọt khí và kích thước rất chuẩn. Chúng tôi thấy hài lòng
KAJIMA VIỆT NAM

KAJIMA VIỆT NAM

Hà Nội
Đối tác
CÔNG TY CỔ PHẦN ECOBA VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HOÀ BÌNH CÔNG TY TNHH NAKANO VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TODA VIỆT NAM CÔNG TY OBAYASHI VIỆT NAM KAJIMA VIỆT NAM
Công ty Xây Dựng Nitshimatsu Hazama Ando
CÔNG TY TNHH BIKEN VIỆT NAM

Địa chỉ

No 11. Road 2-3, KĐT Gamuda Gardens, Hoang Mai, Ha Noi

Email

dangtruong.bikenvn@gmail.com

Hotline

0965839836
© Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH BIKEN VIỆT NAM . Thiết kế bởi hpsoft.vn

 

Gọi ngay: 0965839836
messenger icon zalo icon